Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
“Người Việt đến Nam Phi làm gì?”
Ở cửa khẩu sân bay Tambo, khi tôi làm thủ tục nhập cảnh Nam Phi, nhân viên hải quan nhìn tôi chằm chằm sau khi xem hộ chiếu: “Ông đến Nam Phi làm gì? Ở lại bao lâu? Ông đi cùng ai?” Tôi hơi bất ngờ nhưng cũng đoán được nguồn cơn thái độ thiếu thiện chí này, bởi đã được nghe về những vụ buôn bán sừng tê giác bị bắt tại Nam Phi, trong đó người Việt Nam chiếm đa số!

 



Một con tê giác đen bị trúng thuốc mê.

 

Sau những chặng dừng nghỉ ở nhiều nơi, chúng tôi đón chào một ngày mới ở khu bảo tồn thiên nhiên Imfolozi. Hôm nay là một ngày đặc biệt vì chúng tôi có cơ hội đi săn tê giác đen để... bảo tồn.

 

“Săn tê” bằng trực thăng

 

Sau gần một giờ đồng hồ chạy ôtô, chúng tôi đến nơi tập kết. Tất cả mọi người đã có mặt và sẵn sàng cho chuyến đi săn, từ bác sĩ thú y, nhân viên bảo tồn, các nhà nghiên cứu cho tới những chiếc trực thăng, xe chuyên dụng dùng để chở tê giác. Các nhà báo đến từ VTV1, Green Renaissance Film Crew, Africa TV… cũng có mặt đầy đủ với các thiết bị sẵn sàng cho những cảnh quay đắt giá.

 

Tiến sĩ Jacques Flamand – trưởng dự án bảo tồn, mở rộng vùng phân bố của loài tê giác đen (thuộc quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên – WWF) phổ biến cho cả đoàn về công việc săn tê giác. Dù gần 70 tuổi nhưng Flamand trông vẫn khoẻ mạnh, hoạt bát và năng nổ. Chúng tôi gọi ông bằng cái tên thân thiện “God father” (bố già), vì ông là chỉ huy chính ở đây. “Bố già” cho biết: “Dự án bảo tồn, mở rộng vùng phân bố của loài tê giác đen của WWF được Chính phủ Nam Phi đồng ý cho phép hoạt động trong vòng ba năm, nhưng sau khi hoàn tất đã thành công ngoài mong đợi, nên chính phủ quyết định cho phép WWF tiếp tục thực hiện dự án này, đến nay đã mười năm và hàng trăm con tê giác đen đã được di chuyển đến vùng sinh cảnh mới, có 45 con tê giác con đã ra đời”.

 

Chiếc trực thăng bốn chỗ ngồi rung bần bật khi bắt đầu cất cánh. Những cánh rừng cây bụi đặc trưng của Nam Phi hiện ra như bất tận tới đường chân trời. Từng đàn linh dương đầu bò, trâu rừng, voi châu Phi với vài trăm cá thể nhởn nhơ kiếm ăn trên những trảng đồi thấp. Bầy sư tử no nê lười biếng nằm ngủ dưới gốc cây khẽ ngước nhìn chiếc trực thăng quen thuộc. Phía xa xa là Umfolozi – dòng sông thiêng của bộ tộc bản địa Zulu đang hiền hoà ôm lấy mảnh đất có muôn loài chung sống.

 

Sau khi lượn vài vòng trên không, chúng tôi phát hiện hai con tê giác đen đang ăn sáng ở một bụi cây lớn. Chiếc trực thăng lập tức hạ độ cao và đuổi con tê giác lớn hơn chạy đến bãi đất trống, nơi các đồng nghiệp khác với phương tiện đặc chủng có thể tiếp cận được. Từ trên cao, người kiểm lâm da đen ngồi cạnh tôi nhanh nhẹn đưa cây súng bắn thuốc mê ra ngoài cửa trực thăng. Khẩu súng rung nhẹ và mũi kim thuốc mê đã trúng vào mông con tê giác. Sau này tôi mới biết anh là tay súng chuyên nghiệp đã từng bắn vài trăm con như thế. Bị trúng mũi kim, con tê giác đen bất ngờ lao đi với tốc độ khủng khiếp trong khu rừng chằng chịt bụi rậm, nhưng chỉ vài phút sau con vật ngã xuống khi đã ngấm thuốc. Nhận được tín hiệu từ trực thăng, các nhân viên bảo tồn dưới mặt đất gấp rút di chuyển đến khu vực con tê giác đen đang nằm bất động.

 

    

Gắn chíp để bảo tồn

 

Rất chuyên nghiệp, các nhân viên bảo tồn phát quang những bụi cây nhỏ xung quanh và dùng thiết bị bịt tai con tê giác – vì đây là giác quan nhạy cảm nhất của loài thú cổ đại này. Tiếp theo, con tê giác được bịt mắt, tưới nước lên người, xịt thuốc tím vào các vùng da bị trầy xước… Bác sĩ thú y lấy mẫu máu, mẫu lông đuôi, mẫu da và mẫu sừng để phân tích ADN, rất quan trọng để so sánh với sừng tê giác tịch thu được từ bọn săn trộm nhằm tìm ra nguồn gốc con tê giác bị săn ở vùng phân bố nào. Chuyên gia gắn chíp bắt đầu khoan hai mũi sâu vào chiếc sừng lớn (sừng trước) để gắn hai con chíp, nhờ đó sau này có thể kiểm tra nguồn gốc phân bố cũng như đường đi của con tê giác sau khi được thả vào vùng sinh cảnh mới. Khi được hỏi về quy trình tiêm thuốc độc vào sừng tê giác, tiến sĩ Jo Shaw (điều phối viên chương trình Bảo tồn tê giác của WWF) cho biết: “Quy trình cũng gần giống như việc gắn chíp, các bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ, dài và sâu trong thân sừng để tiêm một loại thuốc cực độc nhằm chống săn trộm. Loại thuốc này không phát tán vào cơ thể tê giác vì sừng không có các mao mạch dẫn truyền, chất độc chỉ tồn tại ở dạng keo cứng trong sừng và chiếc sừng của con tê giác đó sẽ được sơn màu đỏ để cảnh báo những kẻ săn trộm”. Sau khi công việc hoàn tất, con tê giác đen được đưa lên xe đặc chủng để đưa đến vùng định cư mới của nó cách đấy vài trăm cây số.

 

Vì các khớp xương bả vai trước của loài tê giác rất yếu nên các nhân viên bảo tồn không thể lôi nó vào thùng xe chuyên dụng mà phải làm cho nó tỉnh dậy. Bác sĩ thú y chích một mũi thuốc vào tĩnh mạch chủ ở vành tai con tê giác để đánh thức nó. Mọi người cùng đếm từ 1 – 20: đó là thời gian cho con tê giác tỉnh thuốc mê. Ngay khi nó vừa thức giấc, tất cả cùng đẩy, kéo, chích điện vào mông con tê giác để nó tiến thẳng vào thùng. Những người không có phận sự và kinh nghiệm đều phải tránh xa để đề phòng bất trắc. Nhưng vì ánh mắt tò mò, háo hức của tôi, “bố già” Flamand cho phép tôi tham gia công việc này như một ngoại lệ. Lần đầu tiên trong đời, tôi được chạm tay vào một con tê giác còn sống và chiếc sừng rất to của nó. Đây là cảm xúc vô cùng đặc biệt, bởi những ngày sau đó, tôi được tiếp xúc với nhiều con tê giác khác nữa, nhưng với sự đau lòng khôn tả.

 

Nhiệm vụ hoàn tất. Mọi người hồ hởi dù nhiệt độ ngoài trời thời điểm đó là hơn 400C. Chúng tôi lên trực thăng để tìm kiếm con tê giác đen khác. Với những con tê giác bị ngã thuốc tại khu vực hiểm trở mà các xe chuyên dụng không thể tiếp cận được, thì một chiếc máy bay trực thăng cỡ lớn sẽ được điều đến để cẩu nó đến nơi thuận tiện hơn cho nhân viên bảo tồn xử lý. Nhìn con tê giác to lớn treo lủng lẳng dưới cánh trực thăng, chúng tôi ồ lên thích thú và thán phục sự chuyên nghiệp, tận tâm và đam mê công việc của đồng nghiệp Nam Phi.

 

“Chuyến đi săn” của chúng tôi kết thúc lúc 1 giờ trưa. Mọi người đều thấm mệt và đói, bữa ăn nhanh chóng được dọn ra. Tất cả tranh thủ nạp chút năng lượng để sau đó sẽ mang thả tê giác ở Nambiti – khu bảo tồn tư nhân cách đó vài trăm kílômét.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Công an thông tin vụ bắt gã đàn ông chém nhiều người, 1 nạn nhân tử vong (01-05-2024)
    Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô (01-05-2024)
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ (01-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi: Bộ Y tế yêu cầu tập trung cấp cứu người bị nạn (01-05-2024)
    Cứu tàu gặp nạn trên vùng biển Nam Định (30-04-2024)
    Bắt khẩn cấp 'nữ quái' chuyên dùng thuốc an thần 'dụ' người chăm bệnh nhân uống để cướp tài sản (29-04-2024)
    Diễn biến mới vụ 3 quả dứa giá 500.000 đồng ở Hoàn Kiếm (29-04-2024)
    Thông tin mới nhất vụ thi thể cô gái chết khô trên sofa ở Hà Nội (27-04-2024)
    Bắt giữ đối tượng giả danh Trợ lý Tổng Bí thư để lừa đảo (27-04-2024)
    Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (27-04-2024)
    Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng (27-04-2024)
    Tiêu thụ điện tiếp tục tăng mạnh, đảm bảo giữ nước cho phát điện mùa khô (25-04-2024)
    Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù, hai con gái từ 3 - 4 năm tù (25-04-2024)
    Ông Lê Đình Thọ làm Tổ trưởng Tổ cố vấn của Bộ trưởng Bộ GTVT (25-04-2024)
    Ông Trần Quí Thanh nghẹn giọng nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án (24-04-2024)
    Cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo mở đường cho xe ôtô chạy từ sáng 26/4 (24-04-2024)
    Bà Nguyễn Thu Hằng bị tuyên án về tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…' (24-04-2024)
    Khổng tước Ấn Độ bay vào nhà dân ở TP Thủ Đức (24-04-2024)
    Xem xét đình chỉ 3 tháng với đơn vị từ chối đăng kiểm trực tuyến (24-04-2024)
    Cha con bị cáo Trần Quí Thanh khai về việc cho vay lãi (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Bộ trưởng Công thương bị truy về quy hoạch thủy điện (19-11-2013)
    Giá điện và những cơn lũ (18-11-2013)
    Tiếng kẻng và giọt nước mắt (16-11-2013)
    Đánh giá ảnh hưởng Võ Đại tướng ngay trước lễ 49 ngày (15-11-2013)
    “Tôi không hiểu bộ trưởng nói gì” (15-11-2013)
    Tân Phó Thủ tướng và sứ mệnh mới của ngoại giao Việt Nam (14-11-2013)
    Nâng cao chất lượng xét xử (12-11-2013)
    “Chuyến thăm của Tổng thống Putin phản ánh mối quan hệ Việt - Nga toàn diện” (12-11-2013)
    Nghịch lý “người nghèo bù đắp chi phí cho người giàu” (11-11-2013)
    Đêm nay, tâm bão Haiyan đi vào Thanh Hóa - Hải Phòng (10-11-2013)
    Án oan, ép cung và "dê tế thần" (08-11-2013)
    “Chưa cán bộ nào bị truy tố vì xử oan sai cho người vô tội” (07-11-2013)
    “Phung phí là có tội với đời sau” (05-11-2013)
    “Đẻ ra nhiều ghế quá, ngân sách nào chịu nổi?” (04-11-2013)
    Thương lái Trung Quốc mua ốc bươu vàng làm gì? (03-11-2013)
    Xã hội "Quốc hội phải liên đới trách nhiệm về tình trạng tham ô, lãng phí" (01-11-2013)
    Hà Nội: Chấn động scandal bệnh viện truyền nhầm máu sản phụ (01-11-2013)
    Chánh thanh tra Sở Y tế dùng cuốc bổ đầu một phụ nữ (30-10-2013)
    Đại biểu Quốc hội phẫn nộ vụ “cậu” Thủy làm giả hài cốt liệt sỹ (28-10-2013)
    “Quả bóng” trách nhiệm và đích đến cuối cùng (28-10-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152833760.